Chú thích Vương Quân (nhà Thanh)

  1. Triện Trứu (篆籀) là thể thư pháp xuất hiện trong quá trình phát triển chữ Hán. Trứu văn (籀文) xuất hiện vào thời Chu Tuyên vương, là do Thái Sử Trứu (太史籀) căn cứ vào chữ viết (văn tự) bấy giờ để tiến hành chỉnh lý và quy phạm, trước tác 15 thiên về chữ Đại triện, sử cũ gọi là Sử Trứu thiên (史籀篇). Sử Trứu thiên bỏ đi những chi tiết phức tạp của chữ Đại triện đời xưa, hướng đến việc nhận biết chữ viết dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Chu Bình vương dời đô về phía đông, chư hầu không còn nghe theo chánh lệnh của nhà Chu, mỗi nước phát triển 1 hệ thống chữ viết riêng, khiến Trứu văn chỉ được lưu truyền ở nước Tần tại biên thùy phía tây Trung Quốc. Đến khi Tần diệt 6 nước, thống nhất văn tự, lược bỏ những gì khác biệt với chữ viết của nước Tần, lấy các văn bản Thương Hiệt thiên (仓颉篇) của Lý Tư, Viên lịch thiên (爰历篇) của Triệu Cao, Bác học thiên (博学篇) của Lệnh Hồ Vô Kính làm tiêu chuẩn, sử cũ gọi là chữ Tiểu triện
  2. Thuyết văn, gọi đầy đủ Thuyết văn giải tự (说文解字), do Hứa Thận soạn, là bộ tự điển xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc
  3. Quế Phức (桂馥) soạn Thuyết văn giải tự nghĩa chứng (说文解字义证), Đoàn Ngọc Tài (段玉裁) soạn Thuyết văn giải tự chú (说文解字注)
  4. Lý Đảo (李焘, Nam Tống) soạn Thuyết văn giải tự ngũ âm vận phổ (说文解字五音韵谱) 10 quyển
  5. Theo Thiều Chửu, trong bài văn cứ đến chỗ đứt mạch gọi là cú (句), nửa câu gọi là đậu (读). Nghĩa là đến chỗ ấy tạm dừng một tí, chưa phải là đứt mạch hẳn, cũng như dấu phẩy vậy
  6. Hạ tiểu chánh (夏小正) là bộ sách nông lịch xuất hiện sớm nhất còn giữ được đến ngày nay trong lịch sử văn hóa Trung Quốc
  7. Đệ tử chức (弟子职) là 1 thiên trong Quản tử (管子). Quản tử là bộ sách miêu thuật hành trạng và tư tưởng của Quản Trọng, nhưng tác giả không phải là Quản Trọng. Quản tử có 86 thiên, nhưng ngày nay đã thất lạc 10 thiên. Đệ tử chức là thiên thứ 59, nếu không tính những thiên đã mất thì là thiên thứ 56, nội dung của thiên này là Lễ
  8. Chánh tự (正字) hay Chánh thể (正体) là những thể chữ có kết cấu và đường nét phù hợp với quy phạm của chữ Hán
  9. Nga thuật (蛾术) có nguồn gốc từ Lễ ký, học ký: “蛾子时术之, 其此之谓乎!” (HV: nga tử thì thuật chi, kỳ thử chi vị hồ) Trịnh Huyền (郑玄) chú giải: “Nga, Tỳ phù (蚍蜉, kiến càng) đấy. Con của Tỳ phù là vi trùng (bọ nhỏ) vậy, thường thường noi theo hành vi của Tỳ phù, công sức của nó cũng làm nên đống lớn.” Như vậy Nga thuật có ý nói siêng năng học tập
  10. Vũ cống (禹贡) là 1 thiên trong kinh Thư. Vũ cống là tài liệu địa lý có từ trước đời Tần được giới khoa học đánh giá rất cao